Nhuyễn thể Loài xâm lấn

Ốc sên đất châu Phi

Ốc sên đất khổng lồ châu Phi hay còn gọi là ốc sên (Achatina fulica) đã gây họa tại châu Mỹ, ược xếp vào danh sách những loài xâm lấn đe dọa môi trường nghiêm trọng. Loài ốc sên này được phát hiện lần đầu tiên tại bang Florida năm 2011 và không ngừng phát triển kể từ sau đó.[3] Chúng có nguồn gốc từ Nigeria, thường có chiều dài 20 cm và mỗi con đẻ hàng trăm trứng mỗi tháng. Ốc sên đất khổng lồ châu Phi là một trong những loài ốc sên nguy hiểm nhất thế giới. Chúng có thể tiêu thụ ít nhất 500 loại cây khác nhau, trong đó có nhiều loại cây lương thực.

Ốc sên còn là mối đe dọa với động vật và con người, vì chúng mang ký sinh gây viêm màng não. Loài ốc sên này còn có thể tiêu thụ thạch cao và vôi vữa để hấp thụ calcium cần thiết cho lớp vỏ lớn. Do đó, chúng còn làm hỏng và phá hủy nhiều căn nhà, chúng xâm nhập các bãi, công viên, thậm chí ăn qua vách thạch cao. Loài ốc sên châu Phi đã và đang được du nhập rất nhiều vào các nước châu Á, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và gần đây được du nhập vào vùng Tây Ấn. Đây là một loài địch hại nguy hiểm đối với nông nghiệp và là véc tơ của một số mầm bệnh và giun tròn. Người ta đã phải huấn luyện chó nghiệp vụ để tiêu diệt chúng[4]

Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng, một thảm họa của nền nông nghiệp Việt Nam cho đến nay

Ðiển hình trong số sinh vật lạ xâm hại ở Việt Nam là nạn dịch ốc bươu vàng. Ốc bươu vàng (Pila sínensis hay Pomacea canaliculata) là loài được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc trong khoảng hơn 10 năm, là một loài ốc nước ngọt phàm ăn và ăn các loại thực vật thuỷ sinh như sen, khoai sọ, củ ấu và lúa, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa nên đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển dần ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc.

Ðến nay, ốc bươu vàng đã gây nguy hại lớn trong hệ sinh thái đồng ruộng, ao hồ của một số tỉnh phía nam, và tiêu diệt chúng triệt để là không dễ dàng, dù đã phải tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn, Ốc bươu vàng được tận diệt bằng nhiều phương pháp nhưng vẫn sinh sôi và phá hoại mùa màng. Đây là một loại địch hại nguy hiểm đối với mùa màng ở Đông Nam Á và Hawaii đã gây ra một mối đe doạ nguy hiểm đối với nhiều vùng đất ngập nước trên toàn thế giới do có thể làm thay đổi sinh cảnh và cạnh tranh với các loài bản địa.

Sên Arion vulgaris

Đây là một loài có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, xuất hiện phổ biến ở Bắc Âu và vào Anh qua các loại rau nhập khẩu như rau diếpxà lách. Những con sên ngoại cỡ có chiều dài tối đa khoảng 12 cm, gấp 4 lần so với loài sên thông thường. Chúng đẻ khoảng 400 quả trứng mỗi năm. Những kẻ xâm lược này không chỉ ăn rau, phân, thịt động vật đã thối rữa mà còn ăn thịt chính đồng loại. Đây là một loài ốc sên có tính xâm lấn cao. Nó thường được coi là một dịch hại, không chỉ trong khu vực mà nó đã được vô tình du nhập, mà ngay cả ở những nơi mà nó là loài bản địa.

Sên sói tía (Euglandina rosea)

Loài sên sói tía ăn thịt này được du nhập vào các đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương làm tác nhân kiểm soát sinh học đối với một loài xâm hại khác là ốc sên châu Phi (Achatina fulica). Đây là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài sên Partulid ở vùng Polynesia thuộc Pháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài xâm lấn http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/huan-luyen-c... http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/22686... http://m.nld.com.vn/khoa-hoc/nuoi-bo-sat-doc--la-t... http://www.ngheandost.gov.vn/news/ar12780_Sinh_vat... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/moi... http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-22-2011... http://thvl.vn/?p=160677 http://thvl.vn/?p=16298